Trường cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội

Hanoi College of Industrial Economics

HIEC.EDU.VN

Chuẩn đầu ra Nghề Kiểm toán - Trình độ cao dẳng

03/03/2022

CHUẨN ĐẦU RA CỦA SINH VIÊN

TỐT NGHIỆP NGHỀ KIỂM TOÁN

 

Tên ngành, nghề

: Kiểm toán

Mã ngành, nghề

: 6340310

Trình độ đào tạo

: Cao đẳng

Hình thức đào tạo

: Chính quy

Đối tượng tuyển sinh

: Tốt nghiệp trung học phổ thông

Thời gian đào tạo

: 3 năm

 

1. Giới thiệu chung về ngành, nghề

- Các doanh nghiệp do nhiều người sở hữu vốn cần sự minh bạch trong việc phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh qua các Báo cáo tài chính. Vì vậy, kiểm toán không chỉ là công cụ quản lý kinh tế - tài chính thuần túy, mà đã trở thành một lĩnh vực dịch vụ, một nghề nghiệp được thừa nhận trong nền kinh tế thị trường.

- Kiểm toán là công việc xác minh, kiểm tra lại các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại doanh nghiệp đã hạch toán đúng theo các chuẩn mực đã được đề ra chưa? Việc xử lý và lập các báo cáo có phù hợp các quy định về kế toán, luật pháp hay không? Qua quá trình xác minh, kiểm tra, đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, Người kiểm toán (Công ty kiểm toán) sẽ phát hành báo cáo về tình hình hạch toán và báo cáo tài chính để các Nhà đầu tư, Chủ sở hữu, Cơ quan nhà nước… có cơ sở để ra các quyết định.

      - Ngành kiểm toán là một trong 8 nhóm ngành nghề chuyển dịch trong khối ASEAN, vì vậy nhu cầu tuyển dụng của ngành kiểm toán rất cao. Những vị trí việc làm dành cho nghề kiểm toán rất phong phú, như: Kế toán viên, Kiểm toán viên, nhân viên kiểm soát nội bộ, chuyên viên phân tích tài chính, tư vấn thuế, kiểm tra thuế... Ngoài sự phong phú, ngành kiểm toán còn đem lại sự thăng tiến và mức thu nhập tốt cho người học.

- Khối lượng kiến thức tối thiểu 2.220 giờ (tương đương 92 tín chỉ).

2. Kiến thức

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng theo quy định.

- Trình bày được kiến thức cơ bản về tin học, ngoại ngữ và vận dụng được trong công tác kế toán; kiểm toán.

- Xác định đúng chế độ kế toán, phương pháp kế toán áp dụng tại doanh nghiệp.

- Xác định được vị trí, vai trò của kế toán, kiểm toán trong ngành kinh tế;

- Mô tả được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong doanh nghiệp, mối quan hệ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp;

- Trình bày được trình tự luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận kế toán và các phòng ban khác trong doanh nghiệp. 

- Trình bày được cách ghi chép từ chứng từ vào sổ kế toán, cách chuyển số liệu giữa các sổ kế toán.

- Trình bày được cách lập báo cáo kế toán, chế độ, pháp luật về kế toán hiện hành.

- Trình bày được quy trình thực hiện kiểm toán, nội dung và phương pháp kiểm toán.

- Mô tả được cách chuẩn bị hồ sơ làm việc của một cuộc kiểm toán;

- Xác định được cách thu thập bằng chứng và ghi chép kết quả làm việc;

- Xác định được phương pháp soát xét và phân biệt sai sót trong báo cáo tài chính.

3. Kỹ năng

- Lập được chứng từ kế toán, định khoản được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Thực hiện luân chuyển chứng từ kế toán theo quy trình.

- Cập nhật được chứng từ vào sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp, kiểm tra, đối chiếu, phát hiện được sai sót số liệu giữa các sổ kế toán;

- Rà soát, sắp xếp, lưu trữ được chứng từ, sổ, báo cáo kế toán.

- Lập được báo cáo kế toán tài chính của doanh nghiệp;  

- Phân tích được một số chỉ tiêu kinh tế, tài chính doanh nghiệp;

- Kiểm tra, đánh giá được công tác tài chính, kế toán của doanh nghiệp;

- Cung cấp đầy đủ các thông tin kinh tế về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ cho yêu cầu lãnh đạo và quản lý kinh tế ở đơn vị;

- Cập nhật, vận dụng linh hoạt các chính sách phát triển kinh tế, các chế độ về tài chính, kế toán, thuế vào công tác kế toán tại doanh nghiệp;

- Đề xuất cho lãnh đạo doanh nghiệp những ý kiến cải tiến làm cho công tác kế toán và công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp đúng pháp luật; đồng thời mang lại hiệu quả hơn;

- Lập được kế hoạch kiểm toán theo phần hành kiểm toán;

- Chuẩn bị được hồ sơ kiểm toán theo kế hoạch và chương trình kiểm toán phần hành;

- Thực hiện được các bước công việc theo quy trình kiểm toán;

- Thực hiện kiểm toán các phần hành và theo chu trình;

- Đánh giá rủi ro và thiết kế hệ thống kiểm soát nội bộ;

- Sử dụng thành thạo phần mềm Word, bảng tính ecxel, powerpoint và các ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc kế toán, kiểm toán;

- Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, đàm phán, xử lý các tình huống, tìm kiếm và xử lý thông tin liên quan đến công việc kế toán, kiểm toán.

4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm

- Chấp hành nghiêm nội quy, quy định và thời gian làm việc;

- Chủ động trong học tập, làm việc;

- Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau, tự cập nhật những quy định mới và kiến thức mới trong lĩnh vực công tác;

-Tự chịu trách nhiệm về công việc của mình, chịu trách nhiệm liên đới về các công việc khác có liên quan theo nguyên tắc an toàn nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp;

- Có trách nhiệm trong hướng dẫn, giám sát công việc của người liên quan để thực hiện đúng quy trình công việc được giao;

- Có khả năng làm việc độc lập, làm việc nhóm;

- Có nhu cầu phát triển bản thân, có tinh thần cầu tiến;

- Có khả năng đánh giá kết quả thực hiện công việc của bản thân, của nhóm.

5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí của ngành, nghề:

- Kế toán viên tại các doanh nghiệp với các vị trí: Kế toán vốn bằng tiền, Kế toán hàng tồn kho, Kế toán mua hàng và thanh toán với người bán, Kế toán tài sản cố định, Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, Kế toán chi phí và giá thành, Kế toán bán hàng và phải thu khách hàng.

- Trợ lý kiểm toán viên

- Trợ lý kiểm soát nội bộ

6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ

            - Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề kế toán doanh nghiệp, trình độ Cao đẳng có thể giúp người học tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;

- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.

 

 

 

Bài viết cùng chuyên mục