Trường cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội

Hanoi College of Industrial Economics

HIEC.EDU.VN

Thương mại điện tử

24/08/2022

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

GIỚI THIỆU NGÀNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ - ĐỘT PHÁ VƯƠN TỚI THÀNH CÔNG

1. Giới thiệu chung về ngành thương mại điện tử

Thương mại điện tử (TMĐT) là ngành học Hot thuộc khối ngành Kinh tế trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay. Người tiêu dùng có xu hướng thay đổi thói quen mua sắm từ trực tiếp sang mua sắm online bằng cách sử dụng các nền tảng trực tuyến. Vì vậy, đây chính là lĩnh vực tiềm năng để các doanh nghiệp phát triển và cũng được coi như một trong những giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.

TMĐT là hình thức kinh doanh trực tuyến sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến. Là quá trình tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại thông qua những phương tiện điện tử hiện đại. Theo đó, các hoạt động giao dịch, mua bán, quảng bá được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng phạm vi kinh doanh.

2. Ngành Thương mại điện tử học những gì?

  • Ngành Thương mại điện tử trang bị những kiến thức:
  • Các kiến thức về tổ chức, điều hành và quản trị doanh nghiệp như: Tổng quan thương mại điện tử, Digital Marketing, Quản trị dự án đầu tư, Khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, Quản trị sàn giao dịch điện tử, Quản trị quan hệ khách hàng…
  • Các kiến thức về chuyên ngành TMĐT theo công nghệ 4.0 giúp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên nền tảng internet như: Xây dựng và triển khai ứng dụng TMĐT, Marketing điện tử; Thực hiện các hoạt động TMĐT cho doanh nghiệp như: Quảng cáo trực tuyến, tìm kiếm tập khách hàng tiềm năng và chăm sóc khách hàng, Xây dựng quản lý các website TMĐT, triển khai các hoạt động marketing trên Social media…
  • Thiết lập và quản lý các Website, Fanpage về TMĐT của doanh nghiệp.
  • Các kiến thức và kỹ năng bổ trợ về công nghệ thông tin, ngoại ngữ, làm việc nhóm để thuần thục các chuyên môn quản trị, đảm bảo an toàn cho toàn bộ các kênh bán hàng trực tuyến của doanh nghiệp.
  • Trang bị cho sinh viên trang bị những kỹ năng
  • Phát triển tư duy sáng tạo, định hướng kinh doanh online, xây dựng ý tưởng khởi nghiệp.
  • Khả năng tự phát triển ý tưởng kinh doanh thương mại điện tử trên nền tảng ứng dụng di động, thiết bị điện tử thông minh.
  • Tiếp thị sản phẩm, dịch vụ bằng Digital Marketing trên nền tảng internet thông qua website, mạng xã hội Facebook, Google, Youtube, Instagram, Tiktok,…và các nhà mạng viễn thông.
  • Quản trị đơn hàng, quan hệ khách hàng, kinh doanh online.
  • Phát triển tư duy sáng tạo hệ thống và chuyển đổi số trong nền kinh tế số.

3. Cơ hội việc làm ngành Thương mại điện tử

Cơ hội việc làm ngành Thương mại điện tử rất cao bởi ngành này được dự báo cần nguồn nhân lực lớn trong tương lai. Với những kiến thức và thế mạnh về xây dựng chiến lược kinh doanh, kỹ năng nghiệp vụ liên quan trong lĩnh vực công nghệ, tin học, ngoại ngữ, sinh viên tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử có thể dễ dàng xin việc tại các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước.

Sau khi ra trường, các bạn có thể đảm nhận các vị trí sau:

  • Chuyên viên marketing online
  • Chuyên viên Digital Marketing;
  • Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh online tại doanh nghiệp;
  • Chuyên viên lập dự án, hoạch định chính sách phát triển TMĐT
  • Tư vấn viên cho các công ty tư vấn, đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các dự án công nghệ thông tin liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử và chuyển đổi số;

So với các ngành nghề khác thì mức lương ngành Thương mại điện tử có mức lương hấp dẫn, đối với sinh viên mới ra trường và ít kinh nghiệm sẽ có mức lương từ 7 - 9 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra, tùy vào năng lực, vị trí và kinh nghiệm làm việc sẽ có mức lương cao hơn từ 10 - 20 triệu đồng/ tháng.

4. Những tố chất cần có để theo học ngành Thương mại điện tử

Theo học Thương mại điện tử là một lựa chọn thông minh cho những ai yêu công nghệ, thích kinh doanh và sẵn sàng “bùng nổ” với vô số những ý tưởng sáng tạo. Vì vậy, ngành Thương mại điện tử đòi hỏi người học cần có những tố chất sau:

  • Đam mê kinh doanh, yêu thích công nghệ;
  • Gắn kết và phát huy tối đa năng lực khi làm việc nhóm;
  • Có kỹ năng thuyết trình, giao tiếp và đàm phán tốt;
  • Làm việc khoa học, quản lý thời gian hiệu quả;
  • Có kỹ năng tư duy, sáng tạo, nhanh chóng phân tích và giải quyết các tình huống nảy sinh trong thực tiễn kinh doanh;
  • Khả năng ngoại ngữ đáp ứng giao tiếp xã hội và xử lý vấn đề chuyên môn;
  • Chịu áp lực tốt, thích thử thách mình trong môi trường cạnh tranh;
  • Cần cù, chăm chỉ và bền bỉ với công việc…

Bài viết cùng chuyên mục