Trường cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội

Hanoi College of Industrial Economics

HIEC.EDU.VN
Tin nổi bật

Học tập truyền thống, tham quan thực tế hướng tới kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8/3

05/03/2019

Học tập truyền thống, tham quan thực tế hướng tới kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ 8/3

     Ngày 8/3, đó là cả một câu chuyện lịch sử dài về cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng và hạnh phúc cho phụ nữ của nhiều nhóm phụ nữ trên toàn thế giới. Chính phụ nữ là những người làm nên ngày 8/3 lịch sử. Để mỗi năm có một ngày tràn ngập hoa thì đã có không ít máu và nước mắt đổ xuống trong quá khứ.

     Hướng tới kỷ niệm chào mừng ngày quốc tế phụ nữ 8/3, sáng ngày 2/3/2019 Công đoàn trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội đã tổ chức chuyến đi: “ Học tập truyền thống, tham quan thực tế” diễn ra tại Khu di tích K9 – Đá Chông và làng văn hóa các dân tộc Việt Nam cho nữ cán bộ, giảng viên nhà trường.

Chuẩn bị khởi hành tại cơ sở 1 của nhà trường

     Chuyến đi đã giúp các thầy cô giáo có được những giây phút thư giãn vui vẻ, thoải mái sau những ngày, giờ làm việc căng thẳng. Đồng thời cũng là dịp để cán bộ, nhân viên và giảng viên Nhà trường cùng sinh hoạt tập thể, tạo cơ hội giao lưu học hỏi và chia sẻ tâm tư, thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết trong Nhà trường.

Tập chung học tập truyền thống tại khu di tích Khu di tích K9 – Đá Chông

     Đây là hoạt động thường niên do Công đoàn Trường tổ chức nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 hàng năm, nhằm động viên, khích lệ tinh thần cán bộ viên chức, đoàn viên công đoàn, tạo động lực thúc đẩy các đoàn viên tiếp tục hăng hái thi đua, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong năm học.

Một số hình ảnh khác:

Trong khuân viên khu di tích K9

Hoa và cỏ cây tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam

     Ngày 8/3, người phụ nữ có riêng một ngày để được cả xã hội quan tâm, ngợi ca và cả bày tỏ niềm kính trọng. Một ngày “bù đắp” cho những vất vả của những người mẹ tảo tần cho gia đình và xã hội, những người vợ đảm đang, vun vén dựng xây tổ ấm gia đình.

Bài viết và ảnh: Ban truyền thông - HIEC

     Lịch sử ngày 8/3 bắt đầu từ phong trào nữ công nhân nước Mỹ. Cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tư bản ở Mỹ đã phát triển một cách mạnh mẽ. Nền kỹ nghệ đã thu hút nhiều phụ nữ và trẻ em vào các nhà máy, xí nghiệp. Nhưng bọn chủ tư bản trả lương rất rẻ mạt, giờ giấc làm việc không hạn định cốt sao thu được nhiều sản phẩm cho chúng.

     Căm phẫn trước sự bất công đó, ngày 8 tháng 3 năm 1857, nữ công nhân nước Mỹ đã đứng lên đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm. Phong trào bắt đầu từ nữ công nhân ngành dệt và ngành may tại hai thành phố Chi-ca-gô và New York. Mặc dù bị bọn tư bản thẳng tay đàn áp, chị em vẫn đoàn kết chặt chẽ, bền bỉ đấu tranh buộc chúng phải nhượng bộ. Cuộc đấu tranh của nữ công nhân Mỹ đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào phụ nữ lao động trên thế giới, đặc biệt phụ nữ ở nước Đức, một nước có kỹ nghệ tiên tiến lúc bấy giờ.
     Trong phong trào đấu tranh giai cấp lúc đó đã xuất hiện hai nữ chiến sỹ lỗi lạc, đó là bà Cla-ra Zet-kin (Clara Zetkin – người Đức) và bà Rô-gia Lúc-xăm-bua (người Ba Lan). Nhận thức được sự mạnh mẽ và đông đảo của lực lượng lao động nữ và sự cần thiết phải có tổ chức, phải có lãnh đạo để giành thắng lợi cho phong trào phụ nữ, nên năm 1907 hai bà đã cùng phối hợp với bà Crup-xkai-a (vợ đồng chí Lê-nin) vận động thành lập Ban “Thư ký phụ nữ quốc tế”. Bà Cla-ra Zet-kin được cử làm Bí thư.

     Năm 1910, Đại hội phụ nữ quốc tế XHCN họp tại Cô-pen-ha-gen (Thủ đô nước Đan Mạch) đã quyết định lấy ngày 8/3 làm “Ngày Quốc tế Phụ nữ”, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu:

- Ngày làm 8 giờ.

         - Việc làm ngang nhau.

         - Bảo vệ bà mẹ và trẻ em.

     Từ đó ngày 8/3 trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới, là biểu dương ý chí đấu tranh của phụ nữ khắp nơi trên thế giới đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội; vì quyền lợi hạnh phúc của phụ nữ và nhi đồng.

       Ở nước ta, vào ngày 8/3 còn là dịp kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng – hai vị nữ anh hùng dân tộc đầu tiên đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ nguyên bờ cõi, giang sơn đất Việt.

Bài viết cùng chuyên mục