Trường cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội

Hanoi College of Industrial Economics

HIEC.EDU.VN

Chuẩn đầu ra nghề Điện tử công nghiệp trình độ Trung cấp

28/12/2020

       BỘ CÔNG THƯƠNG                            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

          TRƯỜNG CAO ĐẲNG                                             Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 KINH TẾ CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI                                                     

CHUẨN ĐẦU RA CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP

NGHỀ ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP

TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP             

1. Tên ngành đào tạo

- Tiếng Việt: Điện tử công nghiệp

- Tiếng Anh: Industrial Electronics

2. Trình độ đào tạo: Trung cấp

3. Về kiến thức

3.1. Kiến thức cơ bản

- Hiểu và vận dụng các kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội và pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc và hoạt động xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn.

- Có kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.

- Có thể hiểu, sử dụng các từ ngữ, cấu trúc tiếng Anh cơ bản trong giao tiếp.

- Nắm được cách thức và phương pháp rèn luyện thể chất.

- Có kiến thức cơ bản về quốc phòng, an ninh.

3.2. Kiến thức thực tế và lý thuyết

- Trình bày đ­ược cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tính chất, ứng dụng của các linh kiện điện tử, đặc biệt là các linh kiện điện tử công nghiệp;
- Trình bày đ­ược cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng, của các mạch điện tử cơ bản, các mạch điện ứng dụng đ­ược dùng trong thiết bị điện tử công nghiệp, thiết bị điện tử dân dụng;

- Trình bày đ­ược cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện tử thông dụng trong công nghiệp, các thiết bị điện tử dân dụng;

4. Về kỹ năng

4.1. Kỹ năng cứng (kỹ năng nhận thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp)

- Sử dụng thành thạo các thiết bị đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ của nghề Điện tử công nghiệp; 

- Đọc được các bản vẽ kỹ thuật trong lĩnh vực điện tử công nghiệp (bản vẽ chi tiết, bản vẽ sơ đồ lắp, bản vẽ sơ đồ nguyên lý);

- Vận hành được các thiết bị điện, điện tử trong dây chuyền công nghiệp; 

- Lắp đặt, kết nối được các thiết bị điện tử trong dây chuyền công nghiệp; 

- Bảo trì, sửa chữa được các thiết bị điện tử theo yêu cầu công việc;

4.2. Kỹ năng mềm

- Có kỹ năng sử dụng các thuật ngữ chuyên môn của ngành, nghề đào tạo trong giao tiếp hiệu quả tại nơi làm việc, phản biện và sử dụng các giải pháp thay thế; đánh giá chất lượng công việc và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

- Đạt trình độ tin học tương đương trình độ B.

- Có năng lực ngoại ngữ bậc 1/6 (A1) Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.

5. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Có phẩm chất đạo đức, ý thức và tác phong nghề nghiệp, trách nhiệm công dân. - Có phương pháp làm việc khoa học; biết xác định, phân tích các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn; đúc kết kinh nghiệm để hình thành kỹ năng tư duy, sáng tạo trong thực hiện công việc.

- Có khả năng làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm.

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã định sẵn.

- Đánh giá hoạt động của nhóm và kết quả thực hiện.

6. Vị trí làm việc sau khi khi tốt nghiệp

- Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:

- Lắp ráp sản phẩm điện - điện tử;

- Vận hành các thiết bị điện, điện tử;

- Lắp đặt, kết nối các thiết bị điện tử;

- Bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị điện tử;

- Sửa chữa các thiết bị điện tử;

- Kinh doanh, dịch vụ thiết bị điện tử.

7. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

- Có khả năng tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn; tiếp thu và triển khai các ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới của ngành.

- Có khả năng liên thông lên các bậc học cao hơn cùng chuyên ngành được đào tạo.        

   

Bài viết cùng chuyên mục