Trường cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà Nội

Hanoi College of Industrial Economics

HIEC.EDU.VN

PHƯƠNG PHÁP ÔN THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA NĂM 2023 MÔN LỊCH SỬ BẰNG SƠ ĐỒ TƯ DUY

15/05/2023

      Lịch sử là một trong những môn học đặc thù với chuỗi những sự kiện, diễn biến, là môn học về “quá khứ”, về những gì đã diễn ra. Nhiệm vụ của sử học là khôi phục lại trung thực, khách quan về bức tranh của quá khứ, từ đó rút ra bài học về quá khứ, vận dụng vào trong cuộc sống hiện tại. Do đó, đây hoàn toàn không phải là một môn học chỉ yêu cầu người học ghi nhớ và biết về sự kiện, hiện tượng hay nhân vật lịch sử mà điều quan trọng là người học cần phải biết sự kiện – hiểu sự kiện – nhớ sự kiện, trên cơ sở đó mới có được sự phân tích, tư duy lôgic, biết khái quát và đánh giá sự kiện một cách chính xác nhất.

      Tuy nhiên,  thực tế giảng dạy ở Trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội, trong nhiều năm học sinh vẫn tiếp thu kiến thức lịch sử một cách khá thụ động, chưa có khả năng tự học, chủ yếu vẫn dựa vào kiến thức giáo viên truyền đạt, học “thuộc lòng”, ghi nhớ máy móc. Học sinh chủ yếu học bài nào biết bài đó, chưa có sự liên hệ giữa các bài, chưa có sự liên hệ kiến thức với nhau nên chưa phát huy được tư duy logic, tư duy hệ thống. Do đó, tâm lý chung của các em là rất ngại học, thậm chí là “sợ” môn học này. Bởi vậy, trong dạy học Lịch sử, bên cạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin thì việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học là một phương pháp tối ưu nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, sự tư duy độc lập của học sinh trong việc chiếm lĩnh tri thức.

Sơ đồ tư duy hay bản đồ tư duy (Mind Map) là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung. Từ đó hệ thống hoá một chủ đề. Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạo…Sơ đồ tư duy là một trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên kết” tạo thuận lợi để não bộ dễ dàng ghi nhớ.

5 lợi thế khi học bằng sơ đồ tư duy:

1.  Sáng tạo hơn.

2. Tiết kiệm thời gian.

3. Ghi nhớ tốt hơn.

4. Nhìn thấy bức tranh tổng thể.

5. Tổ chức và phân loại suy nghĩ của người học.

     Có thể nói, sơ đồ tư duy đã thể hiện ra bên ngoài cách thức mà não bộ chúng ta hoạt động. Việc sử dụng các từ khóa, chữ số, màu sắc và hình ảnh sẽ đem lại công dụng lớn vì đã huy động cả bán cầu não phải và trái cùng hoạt động. Sự kết hợp này sẽ làm tăng cường các liên kết giữa 2 bán cầu não, và kết quả là tăng cường trí tuệ và tính sáng tạo của chủ nhân bộ não. Vậy nên ghi nhớ kiến thức bằng sơ đồ tư duy mang lại hiệu quả rất cao trong việc ôn tập tốt nghiệp THPTQG. Hy vong bài viết này sẽ là chìa khóa vàng mở ra phương pháp ôn tập tốt cho các em trong đợt cao điểm này.

      Dưới đây là một số sơ đồ tư duy về nội dung trọng tâm của môn lịch sử lớp 12.

                             

 

Bài viết cùng chuyên mục